Tự động hóa IoT
Nhà cung cấp thiết bị truyền thông, viễn thông, tự động hóa IoT chuyên nghiệp, liên hệ: Tel/Zalo +84 904 251 826

Tập lệnh cơ bản PLC Cimon (Bài 3 )

Lượt xem: 1559

1.Lệnh Timer

1.1 Timer ON

Cách khai báo lệnh ” TON T(x) t(s/ms) “.

Lệnh TON cho phép tiếp điểm thường mở hoặc thường đóng của timer T(x) đóng lại hoặc mở ra sau thời gian t(s/ms) khi đầu vào của Timer được kích thích từ 0 lên 1.

Theo thông số của Timer thì T0~T127 là 100ms và T128~T511 là 10ms.Trong ví dụ bên dưới T0 đặt là 20 vậy thực tế nó sẽ đếm thời gian trong 2s.

1.2. Timer OFF

Cách khai báo “TOFF T(x) t(s/ms)”

Lệnh TOFF cho phép tiếp điểm thường mở (hoặc thường đóng) của T(x) đóng lại (hoặc mở ra) ngay khi đầu vào của TOFF được cấp nguồn. Khi nguồn cấp của TOFF bị ngắt ( chuyển từ 0 xuống 1) thì sau thời gian t(s/ms) tiếp điểm thường mở (đang ở trạng thái 1) sẽ chuyển trạng thái xuống 0 ( tiếp điểm thường đóng thì ngược lại chuyểntừ 0 lên 1)

1.3 Timer TMR

Cách khai báo lệnh ” TMR T(x) t(s/ms) ”

Lệnh timer TMR hoạt động như sau: Khi tiếp điểm trước đó ON cấp nguồn cho Timer TMR thì nó sẽ bắt đầu đếm từ 0 đến t(s/ms) đã đặt trước.Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Khi TMR đang đếm đến giá trị t1(s) với 0< t1 < t mà nguồn đầu vào của TMR bị ngắt thì giá trị t1 sẽ được giữ nguyên. Khi đó các tiếp điểm NO,NC của nó cũng không thay đổi trạng thái. Sau đó, nguồn cấp cho TMR được đóng lại thì TMR tiếp tục đếm từ giá trị thời gian t1 đấy đến giá trị thời gian t đặt ban đầu.

Nếu nguồn cấp của TMR không bị ngắt trong lúc nó hoạt động thì timer TMR hoạt động như TON

1.4 Lệnh Timer TMON

Cách khai báo ” TMON T(x) t(s/ms) ”

Lệnh TMON hoạt động như sau

Khi cấp nguồn, các tiếp điểm NO của timer TMON sẽ đóng lại, tiếp điểm NC thì mở ra đồng thời Timer TMON bắt đầu đếm ngược từ giá trị t(s/ms) vê 0 đặt trước.Tuy nhiên lệnh có thêm đó là khi nguồn cấp đột nhiên bị ngắt thì timer TMON sẽ tiếp tục đếm ngược về 0.

Khi giá trị đếm về 0 các tiếp điểm NO lại mở ra ( chuyển trạng thái từ 1 sang 0), các tiếp điểm NC thì đóng lại (từ 0 sang 1)

1.5 Timer TRTG

Cấu trúc khai báo lệnh “TRTG T(x) t(s/ms)”

Lệnh TRTG cho phép tiếp điểm NO đóng lại và NC mở ra ngay khi có nguồn cấp cho TRTG, đồng thời Timer TRTG cũng sẽ bắt đầu đếm ngược từ giá trị thời gian t(s/ms) đặt trước về 0. Khi timer TRTG đếm về đến 0 thì tiếp điểm NO, NC sẽ đảo ngược trạng thái (từ 1 sang 0 và từ 0 sang 1).

Trong quá trình đếm, nếu nguồn cấp bị ngắt, Timer TRTG sẽ tiếp tục đếm ngược mà không bị ngắt.Khi nguồn cấp cho Timer đóng lại thì Timer TRTG sẽ đếm lại từ giá trị t(s/ms) về 0.

M05 được cấp nguồn thì Timer TRTG bắt đầu đếm ngượctừ 10 s về 0,  tiếp điểm NO T5 và Y08 được ON

Khi M05 ngắt TRTG vẫn đếm, T5 (NO) và Y08 vẫn ON

Khi M05 ON lại TRTG sẽ đếm ngược lại từ 10s về 0.

2.Bộ đếm Counter

2.1 Lệnh Counter Up

Cách khai báo lệnh ” CTU C(x) n ” trong đó x là hệ số địa chỉ của Counter, n là giá trị cần đếm.

Lệnh CTU cho phép bộ đếm C(x) đếm số xung sườn lên của đầu vào.Khi bộ đếm đạt đến giá trị n thì các tiếp điểm NO, NC của bộ đếm sẽ được đóng vào (hoặc mở ra). Để có thể đếm lại từ đầu ta cần cấp tín hiệu RESET cho bộ đếm.

Ví dụ : M00 được set ON C0 tăng lên 1

Khi C0 đếm đến 20, tiếp điểm NO của C0 cũng được set lên ON.

Và khi đó bạn cần set ON cho M01 để RESET C0 về 0

2.2 Bộ đếm Counter Down (CTD)

Cú pháp khai báo “CTD C(x) n”.

Lệnh CTD cho phép bộ đếm C(x) đếm số xung sườn lên của đầu vào theo thứ tự giảm dần từ giá trị đặt n về 0. Khi bộ đếm đạt đến giá trị 0 thì các tiếp điểm NO, NC của bộ đếm sẽ được đóng vào (hoặc mở ra). Để có thể đếm lại từ đầu ta cần cấp tín hiệu RESET cho bộ đếm.

Ví dụ

Mỗi khi set M02 lên ON thì bộ đếm C2 giảm 1 giá  trị

Khi C2 đếm về 0 thì tiếp điêm thường mở của C2 được set lên ON.

Để có thể tiếp tục dùng bộ đếm ta cần RESET C2 bằng cách SET M03 lên ON.

2.3 CTUD (Count Up / Down)

Lệnh CTUD đếm lên bằng một khi bit Counter Up được đặt và lệnh đếm ngược xuống một khi bit Counter Bit được đặt.

Khi bit Counter Up được bật, lệnh CTUD tăng bộ đếm một lần. Khi Bit đếm ngược được bật, lệnh CTUD sẽ giảm số lượt truy cập xuống một.Khi bị tắt, lệnh CTUD vẫn giữ giá trị ACC của nó.Khi giá trị ACC đạt giá trị đặt trước, bit bộ đếm được đặt.

  • Phạm vi cài sẵn (v): 0 ~ 65535
  • Nếu bit Counter Up và Counter Down được đặt cùng lúc, giá trị ACC không thay đổi.

Ví dụ

Bất cứ khi nào M00 BẬT, lệnh CTUD tăng bộ đếm một lần. Bất cứ khi nào M01 BẬT, lệnh CTUD giảm số lượt truy cập xuống một.

Khi giá trị ACC đạt 5, C10 và Y15 được đặt.

Khi M02 BẬT, giá trị ACC sẽ bị xóa.

2.4 CTR (Count Up)

Hướng dẫn CTR đếm lên một.Khi bị vô hiệu hóa, lệnh CTR giữ lại giá trị ACC của nó.Chỉ khi giá trị ACC đạt giá trị đặt trước, thiết bị đếm được đặt và giá trị ACC sẽ bị xóa.

Khi được bật, lệnh CTR sẽ tăng số lượt truy cập một.Ngay cả khi lệnh CTU bị tắt, nó vẫn giữ giá trị ACC của nó.

Chỉ khi giá trị ACC đạt giá trị đặt trước, bit bộ đếm được đặt và giá trị ACC sẽ bị xóa.Phạm vi cài sẵn (v): 0 ~ 65535

Ví dụ

Bất cứ khi nào M00 được BẬT, lệnh CTR sẽ tăng bộ đếm một lần. Khi giá trị ACC đạt 10, C10 và Y15 sẽ được đặt.

Khi giá trị ACC đạt 10, Y15 được đặt và giá trị ACC sẽ bị xóa.

Khi M00 đang BẬT, C10 và Y15 đang TẮT và lệnh CTR sẽ được đếm thêm một lần nữa.

3.Lệnh hoạt động cho bộ nhớ đệm

3.1.  FROM, FROMP, DFRO, DFROP

Lệnh FROM đọc  một giá trị từ bộ nhớ của module và lưu giá trị đó vào địa chỉ đích.

DFRO và DFROP là kiểu Double word.

Ví dụ

Nếu M00 is ON, thì các bộ nhớ các giá trị (500) của bộ nhớ bộ nhớ 13 từ Slot 1 (H0001) và lưu 500 đến D0.

3.2 .TO, TOP, DTO, DTOP

Lệnh TO ghi một giá trị của thiết bị nguồn và lưu giá trị thành bộ nhớ của module.

DTO và  DTOP là kiểu Double word.

Ví dụ

Nếu M00 là ON, the TOP chỉ đọc các giá trị (1000) của D0 và lưu 1000 đến bộ nhớ bộ nhớ 13 số 1 Slot (H0001).

Giá trị Slot của dòng CM1

Giá trị Slot của dòng CM3

Bình luận